Tóm tắt
Để có được một Mascot phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp và đem lại hiệu quả tối ưu thì cần trải qua đầy đủ các bước từ khâu lên ý tưởng đến thực thi. Vậy các bước đó là gì, hãy cùng điểm lại để không bỏ sót bước nào nhé!
Bước 1: Chọn loại Mascot phù hợp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp
Bạn đang muốn thiết kế Mascot cho cá nhân hay doanh nghiệp, cho thương hiệu hay cho một sự kiện cụ thể? Ngành nghề và dịch vụ của cá nhân doanh nghiệp là gì?
Ở bước này bạn cần nghiên cứu khai thác kĩ lĩnh vực và thế mạnh của mình. Bước đầu này rất quan trọng vì sẽ dễ dàng hơn cho chiến dịch quảng bá của bạn nếu một Mascot liên quan tới sản phẩm dịch vụ mà lại còn nổi bật được thế mạnh của chủ sở hữu.
Bước 2: Chọn tính cách cho Mascot
Bạn có biết những tính cách nào thường được sử dụng để xây dựng cho Mascot?
Có ba nét tính cách thường được đưa vào Mascot nhất chính là:
-
Hiền lành dễ thương và tỏ vẻ ngây ngô.
Khi khai thác tính cách này, nhân vật thường thu hút phái nữ và trẻ em. Điển hình như Hello Kitty, vịt Donal đã trở thành idol của rất nhiều trẻ em trên thế giới.
-
Nghịch ngợm và lanh lợi
Một Mascot nghịch ngợm và lanh lợi thường liên quan đến những loài vật nhanh nhẹn như sóc, chuột, ong.
-
Hài hước giải trí
Đây là nét tính cách được khai thác nhiều đối với những thương hiệu dịch vụ giải trí. Đây cũng là nét tính cách phổ biến và có thể áp dụng rộng rãi với rất nhiều thương hiệu
Ngoài ra còn có những nét tính cách như: điềm tĩnh thông thái hay nghiêm túc. Bạn nên dựa vào những đặc điểm đã khai thác ở bước 1 để chọn ra tính cách nhân vật phù hợp. Ví dụ đối với Mascot ngành y thì nên chọn tính cách thông thái nghiêm túc. Đối với lĩnh vực giải trí thì nên chọn Mascot hài hước nghịch ngợm lanh lợi.
Bạn cũng có thể kết hợp các tính cách lại với nhau, nhưng nhớ là phải đồng nhất. Ví dụ như nếu gom chung tính cách nghịch ngợm lanh lợi và điềm tĩnh nghiêm túc vào một Mascot sẽ không tạo nên sự đồng nhất trong tính cách nhân vật
Bước 3: Chọn nét biểu cảm, trang phục, tư thế và background
-
Về cảm xúc nhân vật như đang vui vẻ, cười, thích thú, sảng khoái, ngạc nhiên, tự hào, sợ hãi, buồn bã, bối rối, ngại ngùng, xấu hổ. Dựa trên nét tính cách mà bạn đã chọn ở bước 2 thì cảm xúc cũng tương ứng. Chẳng hạn như nhân vật đáng yêu ngây ngô thì thường biểu lộ cảm xúc vui vẻ, cười, ngại ngùng xấu hổ.
-
Về hành động chẳng hạn như đang chào hỏi, chạy nhảy, nói chuyện điện thoại, ngồi bàn làm việc hoặc đang cầm một bảng hiệu.
-
Về trang phục bạn nên chọn trang phục phù hợp với lĩnh vực. Chẳng hạn như giáo dục nên chọn trang phục học sinh, giải trí thì nên chọn trang phục ngoài trời.
-
Bối cảnh có thể có hoặc không, nhưng nếu đưa bối cảnh vào sẽ làm Linh vật trở nên sống động hơn. Đó có thể là bãi biển, nhà hàng, trường học.
Bước 4: Thiết kế Mascot
Khâu thiết kế là bước cuối cùng bạn cần làm để hoàn thiện một Mascot. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Ngoài ra một vấn đề cần lưu ý là đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Bạn nên đăng ký độc quyền để bảo vệ thành quả của mình tránh bị sao chép ý tưởng. Nhưng nếu muốn đăng ký độc quyền cho Mascot của bạn thì Mascot đó không được trùng lặp với các Mascot đã được đăng ký trước đó.
Bước 5: Lập kế hoạch chiến lược để quảng bá Mascot
Ở bước này, sau khi đã phác hoạ nên đầy đủ vẻ bề ngoài và tính cách nhân vật thì bạn có thể nghĩ ra câu chuyện để truyền tải cho Mascot của mình rồi. Đây là bước quan trọng tạo nên thành công cho thương hiệu của bạn. Vì một Mascot phù hợp rất cần một câu chuyện hay để quảng bá hình ảnh. Đó có thể là những câu chuyện đơn lẻ hoặc những tập truyện dài về chuyến phiêu lưu của Mascot. Sau khi đã có câu chuyện thì việc còn lại đơn giản là truyền tải lên mạng xã hội, website hoặc báo chí.
Trên đây là 5 bước quan trọng trong quy trình sáng tạo Mascot. Đi theo 5 bước này sẽ giúp bạn thiết kế Mascot bài bản hơn mà không bỏ sót yếu tố quan trọng nào.
Cre: Nguyễn Thị Hồng Phượng / Tâm Sự Linh Vật
Chia sẻ bài viết trên: